Theo khái niệm chung gỗ tự nhiên được hiểu là loại gỗ có nguồn gốc khai thác trực tiếp từ các cây gỗ khu vực rừng trồng lấy gỗ hoặc rừng nguyên sinh.
Gỗ tự nhiên là gì?
Theo khái niệm chung gỗ tự nhiên được hiểu là loại gỗ có nguồn gốc khai thác trực tiếp từ các cây gỗ khu vực rừng trồng lấy gỗ hoặc rừng nguyên sinh. Gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất là loại gỗ có nguồn gốc từ cây có thân cứng, chắc chắn. Được xử lý công nghiệp cơ bản như cắt, xẻ, sấy phơi khô, tẩm sấy; để giúp cho các thớ có sự ổn định và liên kết với nhau tốt nhất … Tạo thành nguyên liệu chế tác nội ngoại thất mà không qua giai đoạn chế biến thành vật liệu khác.
Đặc tính của gỗ tự nhiên
– Chắc chắn: Sản phẩm có tính liên kết cao, có sự chắc chắn tự nhiên. Bên cạnh đó do được khai thác trực tiếp từ gỗ rừng trồng, nguyên sinh qua công đoạn phơi, tẩm sấy kỹ lưỡng; nên giúp tăng được độ liên kết cao, cho sản phẩm bền, chất lượng tốt;
– Tính thẩm mỹ: Gỗ tự nhiên có các đường vân gỗ đẹp, đa dạng theo từng cây; mà không có sự trùng lặp giữa các vân gỗ. Các vân gỗ đẹp và phụ thuộc vào đặc trưng phát triển của từng loại cây, cá thể cây; khu vực địa lý sinh trường để có màu sắc và đường vân gỗ riêng biệt không cây nào có;
– Đặc tính dẻo dai: Với tính liên kế bên trong cây gỗ chắc chắn. Nên làm tăng độ dẻo dài của các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, khả năng chịu các lực tác động lớn;
– Giãn nở: Bản chất của các cây gỗ tự nhiên đó là sẽ giãn nở theo nhiệt độ nóng hay lạnh; hay thời gian sử dụng. Do vậy, khi sản xuất gỗ trong nội thất các nhà thiết kế và gia công sản xuất gỗ sẽ căn cứ vào đặc tính giãn nở của từng loại gỗ, tuổi đời gỗ để tính có các phương pháp hóa giải vấn đề giãn nở vì nhiệt như đục lỗ, cánh nan chớp… tạo khoảng giãn nở linh động để tăng độ bền, tuổi thọ cho sản phẩm.
Phân loại gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là tên gọi chung cho các loại cây gỗ được khai thác và qua chế tác thô; nhưng không làm mất đi bản chất liên kết và tạo ra một loại vật liệu khác. Trong đó, thế giới thực vật rất đa dạng dẫn đến có nhiều loại khác nhau theo mỗi loài cây và từng khu vực trồng. Bởi vậy việc phân loại sẽ được chia thành rất loại theo từng tiêu chí cơ bản dưới đây:
Phân loại dựa vào mức độ quý hiếm
- Nhóm 1: Là nhóm gỗ quý, có giá trị cao về kinh tế nhưng sinh trường chậm, khó trồng như: Gỗ cẩm lai, trầm hương, hồng ngà, mun, trắc vàng, sưa, lát hoa, gõ…
- Nhóm 2: Đây là nhóm gỗ tự nhiên thông dụng không quý hiếm, ít nguy cơ bị tuyệt chủng; nhưng có giá trị kinh tế không cao. Các loại gỗ nhóm 2 có đặc trưng dễ trồng, tốc độ sinh trưởng nhanh; nên không bị cấm khai thác. Hiện nay là loại gỗ dùng trong nội thất phổ biến.
Phân loại theo tỷ trọng
Cách phân loại này sẽ dựa vào việc đo tỷ trọng của gỗ khi độ ẩm của gỗ ở mức 15%. Nếu gỗ có tỷ trọng nặng sẽ có tính chất cơ lý cao hơn so với gỗ tỷ trọng thấp.
- Nhóm siêu nặng: Tỷ trọng gỗ từ 0.95 – 1.40. Đa phần loại gỗ này là thuộc nhóm gỗ quý hiếm nhóm 1 với vân gỗ đẹp; màu sắc óng ánh, độ bền cao và có hương thơm tự nhiên.
- Nhóm nặng: Tỷ trọng gỗ từ 0.80 – 0.95 với đặc tính gỗ tự nhiên là bền, dẻo dai; chịu lực cao như: đinh, lim, sến, táu….
- Nhóm nặng trung bình: Tỷ trọng gỗ từ 0.65 – 0.95 với đặc tính gỗ mềm nhưng chịu lực, độ dẻo dai, bền khá tốt như gỗ sao đen, chò chỉ,…
- Nhóm nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.50 – 0.65 đặc tính các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm này chịu; dễ mối mọt nên đồ bền không cao nhưng dễ chế biến như: chẹo, rồng rồng, kháo…
- Nhóm thật nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.20 – 0.50 đặc tính chịu lực, mỗi mọc kém như gỗ côm, ngát, vạng, sổ….
- Nhóm siêu nhẹ: Tỷ trọng gỗ từ 0.04 – 0.20 mang đặc tính chịu lực, mối mọi kém nhất so với các nhóm gỗ trên như: ba bét, côi, sung, ba soi….
Kết
Nhìn chung, gỗ có tỷ trọng càng nhẹ thì độ bền chắc; chống mối mọt, thẩm mỹ sẽ càng thấp. Do đó, người dùng có thể dựa vào phân nhóm gỗ tự nhiên nhóm 1, 2 và tỷ trọng và đặc tính của từng loại gỗ theo phân nhóm làm cách nhận biết chính xác nhất.
Trả lời