Không phải ai cũng biết cách làm tạo nên một bầu không khí trong lành, thơm mát cho ngôi nhà của mình bằng những cách đơn giản. Dưới đây là 4 cách đơn giản để tăng cường mùi thơm một cách tự nhiên trong nhà.
Cây lọc khí
Một số loại cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà, làm tăng cường hương thơm và giúp không gian sống trong nhà thêm sinh động và gần gũi. Có một số loại cây giúp làm sạch không khí cực tốt lại phát ra những mùi hương dễ chịu. Bạn nên trồng trong nhà như cây lưỡi hổ, cây tuyết tùng, các cây họ cam, quýt…
Dầu bạc hà
Một cách đơn giản khác để giúp ngôi nhà luôn thơm ngát, loại bỏ mùi hôi, mùi khó chịu là sử dụng dầu bạc hà. Bạn nên sử dụng thêm đèn xông tinh dầu để khuếch tán mùi hương. Giúp mùi thơm lưu lại lâu hơn trong không khí.
Chanh
Chanh là nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp. Ngoài việc sử dụng trong việc nấu ăn, chế biến đồ uống, chanh cũng là trợ thủ đắc lực để giúp cho không gian nhà bếp của bạn thêm tươi mát. Chỉ cần một lát chanh, đặt trong một chiếc bình chứa nước. Bạn sẽ cảm thấy không gian nhà mình có nhiều sự khác biệt. Vỏ chanh cũng được sử dụng để giảm mùi hôi trong tủ lạnh.
Dứa
Một loại trái cây khác có thể giúp bạn khử mùi hôi, tăng cường hương thơm tự nhiên trong nhà đó là quả dứa. Bạn hãy sử dụng một lát dứa, đặt trong một chiếc hộp đựng ở trong phòng là đủ để mang đến hương thơm cho không gian nhà bạn. Bạn có thể đặt quả dứa, miếng dứa ở bất cứ vị trí nào để khử mùi hôi. Tăng cường hương thơm tự nhiên trong phòng. Hương thơm tự nhiên, dễ chịu sẽ giúp không gian nhà trở nên thoáng đãng và thư giãn.
Một số thành phần sẵn có trong bếp gia đình bạn có thể giúp giảm gàu da đầu như muối, chanh, giấm hay lô hội.
Da đầu nhiều gàu tuy không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nó lại khiến người bệnh rất khó chịu và ngại giao tiếp. Trong trường hợp này, bạn hãy thử các thành phần sẵn có trong bếp nhà bạn dưới đây để loại bỏ da đầu.
Muối
Muối là chất mài mòn tự nhiên giúp loại bỏ gàu. Khi gội đầu, rắc một chút muối lên da đầu và nhẹ nhàng mát-xa da đầu. Cách này sẽ giúp loại bỏ lớp da chết trên đầu. Gội sạch và bạn sẽ thấy gàu dần biến mất.
Baking soda (bột nở)
Phủ lên da đầu một chút bột nở và nước. Cách này đặc biệt tốt cho da đầu nhờn. Hãy chắc chắn bạn chỉ sử dụng trên da đầu vì nó có thể khá khô cho mái tóc của bạn. Bạn có thể không cần sử dụng dầu gội với bài thuốc này vì nó có tác dụng như một loại dầu gội tự nhiên.
Giấm
Cả giấm trắng và giấm táo đều có hiệu quả. Trộn một thìa cà phê giấm vào 1/2 cốc nước và áp bôi lên da đầu 1 giờ trước khi gội đầu. Thành phần có tính acid trong giấm giết chết tất cả vi khuẩn gây nhiễm trùng trên da đầu.
Lá neem
Còn được gọi là tử đinh hương Ấn Độ, đây là một loại thảo dược tuyệt vời để chữa nhiều vấn đề về da, tóc và gàu. Đun sôi vài lá neem trong nước và để nguội. Mát-xa nước này lên da đầu của bạn và đợi hơn 1 giờ hoặc lâu hơn trước khi gội đầu. Đây là một phương pháp điều trị rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả nhờ các thuộc tính kháng khuẩn và chống nấm của lá neem.
Chanh
Chanh được sử dụng để loại bỏ các bã nhờn quá mức trên da và thậm chí cả trên da đầu. Mát-xa nước chanh lên da đầu và ngâm 15-20 phút. Bạn không nên ra ngoài ánh nắng mặt trời ngay sau khi sử dụng vì chanh có thể tẩy trắng tóc của bạn.
Dầu cây trà
Dầu cây trà là một thành phần có thuộc tính chống nấm. Nó được biết đến là bài thuốc hữu hiệu trị các đốm tàn trang trên mặt, vì vậy không nghi ngờ về tác dụng trị gàu của nó. Thêm vài giọt dầu cây trà vào dầu gội và gội như bình thường. Nó sẽ có tác dụng trị các nhiễm trùng trên da đầu.
Gel lô hội
Gel lô hội là một thành phần đa tác dụng, rất có lợi cho da và tóc. Nó đặc biệt tốt cho những người da khô. Gel sẽ cung cấp mức độ hydrat hóa tuyệt vời mà không bị quá nhờn. Gội đầu sau khi mát-xa gel lô hội, bạn sẽ có da đầu sạch gàu.
Để giảm những cơn đau rát và phồng rộp hoặc chữa bỏng bạn có thể dùng chính những nguyên liệu có sẵn trong bếp bằng những mẹo đơn giản sau đây.
Lưu ý: Hướng dẫn chỉ áp dụng cho các vết bỏng nhẹ, không bị tổn thương sâu trong da. Nếu gặp trường hợp nặng cần chuyển gấp đi bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn.
Chữa bỏng bằng nước sạch
Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát.
Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.
Nước lạnh sẽ làm dịu vết bỏng nhanh chóng.
Chữa bỏng bằng mật ong
Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, một trong những số đó là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả. Hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 – 4 lần/ngày.
Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, vết bỏng sẽ nhanh lên da non.
Mật ong khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả
Chữa bỏng bằng lòng trắng trứng
Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.
Lòng trắng trứng giúp da bớt phồng rộp
Chữa bỏng bằng khoai tây
Khoai tây có tác dụng kháng đau rát và làm dịu vết thương rất hiệu quả. Bạn hãy cắt một lát khoai tây và đắp lên vùng da bị bỏng, có thể chà nhẹ để nước trong khoai tây ngấm vào vết thương. Một điều bạn cần lưu ý là phải đắp khoai tây lên vết bỏng càng sớm càng tốt để da không bị phồng rộp lên nhé!
Khoai tây làm dịu vết thương rất hiệu quả.
Làm dịu vết bỏng bằng nha đam
Nha đam chữa đau và trị bỏng rất hiệu quả. Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, bạn cắt 1 miếng nha đam đắp lên, cũng chà nhẹ như với khoai tây để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng. Chẳng bao lâu vết thương sẽ mau lành mà bạn cũng không cần dùng đến thuốc đặc trị.
Dịch nhờn trong nha đam sẽ làm giảm cơn đau rát do vết bỏng gây nên
Chữa bỏng bằng túi lọc trà đen
Bạn cho túi lọc trà vào nước lạnh trong vài phút rồi chà nhẹ lên vết bỏng. Hoặc cũng có thể để túi trà trên vết bỏng rồi dùng băng gạc quấn lại cố định. Chất tanin trong trà đen có tác dụng làm dịu sức nóng do vết bỏng gây ra.
Chất tanin có trong trà đen có tác dụng làm dịu sức nóng của vết bỏng
Trị bỏng bằng giấm
Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng. Sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này rồi băng lại, cứ 2 – 3 giờ thay băng gạc mới một lần. Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng.
Giấm giúp vết thương không bị nhiễm trùng
Chữa bỏng bằng hành tây
Bạn cắt một miếng hành tây rồi vắt nước lên chỗ bỏng, nhớ là cắt ra phải dùng ngay. Vì hành tây để lâu sẽ mất đi chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp. Kiên nhẫn làm vài lần trong ngày, vùng da bị bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục.
Hành tây giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp
Giảm đau rát do bỏng với nghệ
Nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu phộng, đợi nguội rồi đổ vào lọ bảo quản khi cần dùng. Nếu bị bỏng, bạn lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da.
Nghệ giúp liền da nhanh chóng và không để lại sẹo
Trị bỏng bằng dầu dừa và nước chanh
Để chữa vết bỏng vì nước sôi, bạn trộn một ít dầu dừa cùng vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng. Dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn, nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng. Dung dịch này thực sự không thua gì một loại thuốc trị bỏng nào mà lại luôn có sẵn trong bếp.