Kỹ thuật trồng hoa trà trước thềm nhà để chuẩn bị đón Tết gồm nhiều bước chuẩn bị khá cầu kỳ vì loài hoa này chăm sóc không phải dễ.
Kỹ thuật trồng hoa trà trước thềm nhà để chuẩn bị đón Tết gồm nhiều bước chuẩn bị khá cầu kỳ vì loài hoa này chăm sóc không phải dễ.
Hoa trà mang vẻ đẹp bình dị, thanh tao, dân ta có câu “ Vua chơi lan – quan chơi trà” như là một thú chơi nhẹ nhàng nhưng đầy nét cuốn hút, kiêu sa.

Hoa trà (tên khoa học là Camellia japonica, họ Theaceae) còn được biết đến với tên gọi là hoa trà my hay hoa hồng Nhật Bản. Cây hoa trà có hình dáng giống như một cây chè. Có nhiều giống hoa được tìm thấy hiện nay, tên gọi của hoa được nhận diện chủ yếu thông qua màu hoa và màu lá. Cây cho nở nhiều hoa đẹp,to và cân đối nhau trông rất bát mắt.
Bạch trà là loại phổ biến nhất, đặc điểm chung là có lá màu xanh nhạt, dày và tròn. Bạch trà cũng có nhiều giống khác nhau. Dựa theo màu hoa mà người ta gọi các tên khác nhau như trắng, trà phấn, trà thum, hồng tra…). Có giống chỉ có một hoa, có giống kép “bát diện” lại có nhiều hoa trên đài, có giống nhị hoa dài, có giống lại thoái hóa nên nhìn từ ngoài thấy “ không tâm”. Trà thâm bát diện và bạch trà trắng là những loại quý hiếm nhất. Các loại trà đẹp là giống trà phấn có màu hồng phấn, trà lựu với màu hoa đỏ rực sặc sỡ.
Ý nghĩa của hoa trà
Cây hoa trà mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng thông thường cây hoa trà gợi nhớ tới vẻ đẹp hoàn hảo, sự ái mộ và may mắn.
Hoa trà không chỉ đẹp, mà có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là biểu hiện của đức khiêm nhường, của lòng trung thành, là niềm tự hào…
Với mỗi màu sắc khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Màu hồng của hoa trà thể hiện òng ngưỡng mộ. Màu đỏ thể hiện sự khiêm nhường. Màu trắng thể hiện vẻ đẹp toàn diện, của sự tinh khiết, của sự hãnh diện trong tình yêu.
Hoa trà kép lại mang ý nghĩa là lòng biết ơn và sự may mắn. Tỏ tình với loại hoa này là thể hiện tình yêu chân thành và toàn vẹn mà chàng dành cho nàng.
Ở phương Tây, hoa kỉ niệm cưới lần thứ 51 sau ngày kỉ niệm vàng thứ 50 chính là hoa trà.
Với nhiều nơi hoa còn là biểu tượng, là quốc hoa như ở thành phố Trùng Khánh Trung Quốc, bang Alabama của Hoa Kỳ.
Tác dụng phong thủy khi trang trí hoa trà
Hoa trà không chỉ đẹp lộng lẫy mà còn mang nhiều tác dụng, ý nghĩa phong thủy khi trang trí, làm đẹp cảnh quan. Dưới đây là một số tác dụng phong thủy rất tốt nếu trang trí hoa ở trong ngôi nhà của bạn.

- Hoa trà nở vào đầu mùa đông, khi mà thời tiết đã se se lạnh, thời điểm hầu hết các cây khác lá đã rùng và bắt đầu héo khô. Đặt hoa trong nhà sẽ mang lại sự ấm áp, ấm nồng. Với hoa trà màu đỏ lại thể hiện sự may mắn lạc quan. Với một bình hoa màu đỏ trong nhà sẽ mang lại động lực, nâng cao tình thân để gia chủ cố gắng đạt được những mục tiêu của mình.
- Một chậu cây trà ở ban công ngoại việc trang trí mà còn ngặn chặn những hung khí, đón vượng khí vào nhà đem lại sự an lành, may mắn
- Có ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho đức kiên trì và tính đam mê. Bởi đặc tính tự nhiên từ khi nở đến khi úa tán quá trình đều rất từ từ và chậm rãi. Đặt một chậu hoa trong nhà sẽ giúp tâm được tĩnh lặng và hành đồng chừng mực, bình thản.
- Hoa trà còn là hiện thân của một cô gái xinh đẹp, hiền thục và đoan trang. Với những nhà con gái chưa đi lấy chồng, đặt cây trong nhà sẽ giúp nhân duyên được hạnh phúc.
Nếu có thể bạn hãy trồng ngay cho mình một cây hoa trà trong nhà để đem đến may mắn và hạnh phúc cho gia đình nhé.
Kỹ thuật trồng hoa trà cho nở đúng dịp Tết

Giâm cành
Cắt ngọn của cành giâm có lá bánh tẻ, độ dài ngắn tùy thuộc vào đốt của ngọn trà, thường phải có 1 búp, 2 lá. Cắt bằng dao lam để dảm bảo vết cắt gọn, không bị trầy xước, dập nát.
Chuẩn bị đất
Đất bùn ao (đất thịt, chắc, nặng) phơi khô, đạp nhỏ. Sàng qua sảo ta sẽ có lớp đất to thứ nhất lọt qua sảo, để riêng ra. Tiếp tục đập nhỏ đất, sàng qua sàng gạo, lấy lớp thứ 2 lọt qua sàng là lớp đất nhỏ nhất, lại để riêng ra. Lớp đất còn lại trên mặt sàng là lớp đất thứ 2.
Dùng khay bằng gỗ có lỗ thoát nước, rải lớp đất to nhất (đã lọt qua sảo) ở dưới cùng, dày 3-4cm. Rải tiếp lớp đất to thứ 2 (còn lại trên mặt sàng) trên lớp đất to nhất, cùng dày chừng 3-4cm. Trên cùng là lớp đất nhỏ nhất (đã lọt qua sàng), dày khoảng 2cm.
Toàn khay đất có hình mai rùa, lồi ở trung tâm và giảm đều xung quanh. Cắm ngọn trà sâu khoảng 2cm. Tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi hoa sen lỗ nhỏ. Tránh xối đất làm rỗng đất xung quanh ngọn trà, nếu rỗng thì ngọn trà sẽ không ra rễ. Những ngày đầu tưới 2-3 lần để đảm bảo độ ẩm cao, sau vài ngày thì tưới giảm dần đi. Phải để khay giâm trà trong chỗ thoáng mát. Nếu không có chỗ thoáng mát thì phải có giàn che râm 60% độ nắng, che từ 10h sáng đến 17h. Kê cao khay giâm để tránh giun dế chui vào.

Môi trường sống
Trà không chịu nắng nên phải làm giàn lưới nilon, phên nứa hoặc mành mành để tạo bóng rấm mát. Nhà chơi một vài chậu thì có thể để nơi nào có bóng mát cả ngày nhất là trưa và chiều. Nên tránh nơi bị cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè tường nóng hầm hập. Trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% nên những ngày nắng nóng sáng nào cũng nên phun nước như mưa ướt đẫm toàn bộ trà và môi trường. Nếu thiết kế được dưới các chậu trà là bể nước thì thật là tối ưu. Trà ưa nơi thoáng gió nhưng tránh gió lùa.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn kỹ thuật chiết cây xương rồng bát tiên
- Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành linh sam tại nhà
- Hướng dẫn kỹ thuật chiết cành hoa móng cọp xanh
Kỹ thuật chăm sóc hoa trà
Không bao giờ để mặt đất trong chậu trà khô thành màu trắng. Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Luôn giữ cho lá trà sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá.
Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá. Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ.
Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học. Các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải … đều được. Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng. Mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Tham bón tưới nhiều trà sẽ chết.

Sang chậu
Việc đưa cây trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa.

Do đó, trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu. Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.
Trả lời