Đôi khi bạn lại cực kì đau đầu khi các vết bẩn cứng đầu bám trên chai lọ thủy tinh, như bình thủy tinh, nhựa hoặc inox mà bạn không thể nào lau chùi được
Đôi khi bạn lại cực kì đau đầu khi các vết bẩn cứng đầu bám trên chai lọ thủy tinh, như bình thủy tinh, nhựa hoặc inox mà bạn không thể nào lau chùi được, yên tâm. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cách vệ sinh bên trong chai lọ cực sạch và cực kì đơn giản nè.
1. Sử dụng cọ
Bước 1: Đổ một ít nước rửa chén vào chai, sau đó đổ nước ấm hoặc lạnh vào khoảng nửa chai, nếu chai có nắp hoặc phụ kiện khác kèm theo hãy tháo ra để dễ vệ sinh hơn (không nên ngâm chai trong bồn rửa vì vi khuẩn có khả năng xâm nhập cao. Nếu cần ngâm, hãy đặt chai vào một chậu riêng nhé).
Bước 2: Đưa cọ vào trong chai và bắt đầu chà, đưa cọ lên xuống xung quanh (hãy chắc rằng chiếc cọ cho vào vừa miệng chai và chiều dài có thể chạm đáy).
Bước 3: Sau khi vệ sinh bên trong xong thì rửa sạch chai bằng nước. Bạn nên rửa từ 2 – 3 lần để đảm bảo loại bỏ hết xà phòng (lặp lại quy trình nếu chai vẫn còn bẩn).
Bước 4: Để chai khô tự nhiên bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.

2. Sử dụng sỏi hoặc gạo
Bước 1: Đổ một ít sỏi hoặc gạo vào chai. Nếu bạn dùng sỏi, bạn nên chọn kích thước vừa, nhỏ. Còn gạo miễn là chúng chưa nấu chín là được.
- Phương pháp này rất hữu ích cho các chai có hình dạng đặc biệt, vì sỏi/gạo sẽ làm sạch tất cả các ngóc ngách mà bạn không thể cọ rửa được.
- Lưu ý những viên sỏi của bạn không có các cạnh sắc nhọn, vì chúng có thể làm trầy xước bên trong chai. Nếu bạn không yên tâm thì hãy sử dụng gạo thay thế nhé.
Đổ một ít sỏi hoặc gạo vào chai
Bước 2: Đổ vào thêm một ít xà phòng (bất kỳ loại xà phòng nào cũng được). Nếu chai của bạn không quá bẩn, thì bạn chỉ cần sử dụng xà phòng rửa chén là được nhé.
Đổ vào thêm một ít xà phòng
Bước 3: Đổ nước vào chai khoảng 1/3 chai. Bạn nên dùng nước nóng vì nước nóng loại bỏ mảng bám tốt hơn nước lạnh.
Đổ nước vào chai
Bước 4: Lắc mạnh chai, dùng tay để chặn miệng chai lại để dung dịch không tràn ra ngoài. Lắc mạnh chai theo các chiều ngang, dọc.
Lắc mạnh chai
Bước 5: Đổ hỗn hợp bên trong ra khỏi chai và kiểm tra lại xem có bất kỳ mảnh sỏi/gạo nào còn sót lại không. Lặp lại các bước trên nếu cần thiết (nhớ là không đổ sỏi/gạo xuống đường ống thoát nước nhé, hãy đổ vào thùng rác để tránh nghẹt đường ống).
Đổ hỗn hợp bên trong ra khỏi chai
Bước 6: Dùng nước rửa sạch chai, hãy rửa nhiều lần để đảm bảo sạch nhé. Nếu bạn dùng chai để đựng nước uống thì hãy dùng xà phòng kháng khuẩn rửa chung với nước luôn nhé, và làm khô chai bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.
Rửa lại chai
3Sử dụng giấm và muối
Bước 1: Đổ nước ấm vào nồi (khoảng 1/2 nồi nước). Không đổ đầy nồi vì khi bỏ chai vào nồi nước sẽ tràn ra (phương pháp này chỉ dành cho chai thủy tinh vì chai nhựa sẽ móp méo biến dạng khi đun nóng).
Đổ nước ấm vào nồi
Bước 2: Cho khoảng 1 muỗng canh giấm vào nồi và khuấy đều.
Cho khoảng 1 muỗng canh giấm vào nồi
Bước 3: Cho chai vào nồi (bạn nên đổ đầy nước vào chai trước, sau đó cho vào nồi để chai chìm xuống đáy nồi, thay vì nổi).
Cho chai vào nồi
Bước 4: Bật lửa lên để làm nóng nồi, lưu ý không để hỗn hợp trong nồi sôi lên vì nhiệt độ vừa phải sẽ giúp giấm làm sạch chai tốt hơn.
Bật lửa lên để làm nóng nồi
Bước 5: Để chai ngâm trong nồi và để qua đêm, nhớ tắt lửa nhé. Điều này sẽ giúp giấm loại bỏ vết bẩn cứng đầu tốt hơn.
Ngâm chai trong nồi và để qua đêm
Bước 6: Lấy chai ra và đổ nước trong chai ra.
Lấy chai ra
Bước 7: Cho vào chai khoảng 10gr hoặc 20gr muối, dùng muối thô (còn gọi là muối hạt).
Cho muối hạt vào chai
Bước 8: Cho thêm một ít nước vào chai (nước ấm là tốt nhất).
Đổ thêm nước vào chai
Bước 9: Lắc mạnh chai, dùng tay để chặn miệng chai lại để dung dịch không tràn ra ngoài. Lắc mạnh chai theo các chiều ngang, dọc.
Lắc mạnh chai
Bước 10: Sau đó rửa sạch chai bằng nước. Đặc biệt rửa kĩ miệng chai nhé (bạn có thể rửa chai bằng xà phòng kháng khuẩn, hoặc sử dụng thuốc tẩy).
Rửa lại chai
Bước 11: Để chai khô tự nhiên bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.
Úp ngược chai lọ để khô
4. Sử dụng thuốc kháng axit Alka-Seltzer
Bước 1: Đổ nước vào phân nửa chai, không nên đổ đầy chai vì khi Alka-Seltzer sủi bọt dung dịch sẽ tràn ra ngoài.
Đổ nước vào chai
Bước 2: Thả 1 hoặc 2 viên Alka-Seltzer vào chai.
Cho Alka-Seltzer vào chai
Bước 3: Để hỗn hợp qua đêm, nhớ đặt chai lọ qua đêm trên bồn rửa hoặc đặt vào một cái chậu nhé, vì mình chắc rằng bạn không muốn dọn dẹp mớ bọt sủi vào sáng hôm sau đâu đúng không.
Để hỗn hợp qua đêm
Bước 4: Rửa sạch chai lọ dưới vòi nước ấm, hãy rửa nhiều lần và thật kĩ nhé (bạn có thể rửa chai bằng xà phòng kháng khuẩn, hoặc sử dụng thuốc tẩy).
Rửa lại chai bằng nước ấm
Bước 5: Để chai khô tự nhiên bằng cách úp miệng chai xuống một chiếc khăn khô hoặc giá phơi. Không nên dùng khăn lau bên trong chai, vì vi trùng hoặc vi khuẩn có thể vào trong chai.
Úp chai xuống để chai khô
Xem thêm : https://webnhaxinh.com/cach-ve-sinh-thot-go-sach-keo-dai-tuoi-tho-cua-thot/
Trả lời