Trồng cây thường xuân dù không rực rỡ như nhiều cây cảnh khác nhưng nó lại có tác dụng cực tốt trong việc thanh lọc không khí.
Trồng cây thường xuân dù không rực rỡ như nhiều cây cảnh khác nhưng nó lại có tác dụng cực tốt trong việc thanh lọc không khí trong phòng làm việc, phòng khách hay ngoài ban công.

Đặc điểm cây thường xuân
Cây thường xuân hay còn gọi là dây thường xuân, cây vạn niên, dây lá nho… Cây có tên khoa học là Hedera helix. Cây thường xuân có ý nghĩa thành thật, hữu nghị, tuổi trẻ và vĩnh hằng. Các nhà khoa học của NASA đã xếp hạng thường xuân là loại cây cảnh trong nhà có tác dụng thanh lọc không khí tốt nhất.
Cây thường xuân có khả năng hấp thu formaldehyde (chất độc hại hay có trong khí thải ô tô và khói thuốc lá) cực tốt. Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi với môi trường xung quanh. Hơn nữa, thường xuân là loại dây leo có lá đẹp, nên được áp dụng kỹ thuật trồng cây để làm hàng rào, vòm cổng. Bạn cũng có thể trồng trong chậu treo trong nhà hay đặt trên bàn để trang trí.

Chuẩn bị trồng cây thường xuân
Đất trồng
Thường xuân phát triển tốt khi được trồng bằng loại đất màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt. Thành phần chính của đất gồm đất mùn và đất vườn hoặc đất mùn, than bùn, đất cát hạt nhỏ có bổ sung thêm phân bón lót để trồng.
Nhiệt độ
Cây thường xuân là loại cây không chịu được nhiệt độ cao. Do đó khi trồng loài cây này không được để những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu cây. Cây sẽ dễ bị héo, chăm sóc khó khăn.

Kỹ thuật trồng cây thường xuân
Thường xuân thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Trước tiên cần chuẩn bị một chậu đất tơi xốp. Cắt một đoạn cành non dài khoảng 10cm, cắm vào chậu. Sau đó, mang chậu thường xuân đặt ở nơi râm mát, ẩm ướt. Duy trì độ ẩm cần thiết và nhiệt độ trong khoảng 15 – 25 độ C thì cây sẽ ra rễ sau khoảng 2-3 tuần.
Ngoài cách trên ta cũng có thể nhân giống cây thường xuân bằng cách cắt một cành dây thường xuân có khoảng 2-3 mắt mầm, ngâm trong nước sạch, đặt trong phòng có nhiệt độ 20 độ C. Chỉ sau khoảng 10-15 ngày sau cành có thể mọc ra rễ mới.
Khi tiến hành trồng cây vào chậu cần đổ ít sỏi vào sau đó trồng cây xuống lớp đất đã có sẵn rồi phủ kín đất quanh bầu rễ. Nhớ phải ấn thật chặt cho cây đứng vững là xong.

Cách chăm sóc cây thường xuân
Cây thường xuân phát triển tốt ở cả môi trường bên ngoài và trong phòng nhưng không nên để dưới nắng quá gắt. Còn nếu dùng dây thường xuân là cây nội thất thì nên mang cây ra ngoài nắng 2 lần/tuần. Mặc dù cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng vì thế chỉ cần tưới nước vừa đủ cho cây. Nếu nhiệt độ thấp hoặc mưa nhiều thì nên hạn chế tưới. Cách tốt nhất là dùng bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.
Đặc biệt chú ý, cây này không ưa phân bón. Mỗi năm chỉ cần bón khoảng 2 lần vào giai đoạn sinh trưởng. Loại phân bón có thể dùng là phân xanh hoặc vô cơ tổng hợp.

Phòng bệnh cho cây thường xuân
Trồng cây thường xuân thường gặp các loại bệnh như bệnh than, bệnh đốm loang. Bạn cần dọn sạch lá mang mầm bệnh rồi phun dung dịch Bordeaux, Carbendazim hoặc Fosetyl – aluminum. Nếu là bệnh sâu cuốn lá thì có thể phun thuốc Omethoate.
Cách tạo hình nghệ thuật cho cây thường xuân
Có rất nhiều loại cây thường xuân, và tùy thuộc vào kích thước của khung mà bạn nên lựa chọn loại thường xuân có lá to hoặc lá nhỏ. Những chậu thường xuân nghệ thuật đẹp thường có tỷ lệ giữa kích thước của lá cân đối với khung tạo hình.
Những cành thường xuân có lá to sẽ nhanh chóng phủ kín hình dạng của khung. Trong khi đó, một số loại thường xuân có lá nhỏ hơn chỉ có thể phủ kín theo hình dạng của khung khi bạn thường xuyên uốn cành cây xung quanh khung.

Bạn nên mua những khung khép tạo hình sẵn được phủ bằng một lớp sơn. Vì sản phẩm đó sẽ bền, không gỉ và được sử dụng trong nhiều năm. Thường xuyên tỉa lá để giữ cho cành được chắc và nhỏ gọn.
Bạn nên chọn những loại chậu cây để trồng tương đối nặng. Tốt nhất là nên chọn những chậu được làm từ đất nung. Nếu không bạn cũng có thể cho thêm một ít đá sỏi vào đáy chậu để chậu cây có thể nặng giữ được khung tạo hình.
Trả lời