Hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm nước rất thường xuyên xảy ra do quá trình thi công chống thấm sàn trần không tốt hoặc hiện tượng dịch chuyển nền móng
Hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm nước rất thường xuyên xảy ra do quá trình thi công chống thấm sàn trần không tốt hoặc hiện tượng dịch chuyển sau nền móng gây ra nứt tường, mái trần. Vì vậy, khi các sự cố này xảy ra thường gây ra hiện tường trần nhà bị thấm, dột và cần được xử lý.
Cách chống thấm mái bê tông bị nứt hiệu quả
Hiện nay có thể thực hiện theo cách xử lý trần nhà bị nứt với màng chống thấm dạng lỏng gốc bitum polyme cải tiến với lớp vữa trát xi măng dùng cho sàn mái không có tấm cách nhiệt ở bên trên.
Quy trình cách xử lý vết nứt trần nhà như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các loại dụng cụ: Băm, đục sạch các lớp hồ vữa trát hoàn thiện, sơn bả… Đồng thời, dọn vệ sinh mái sạch sẽ hết bụi đất bám trên bề mặt mái trần bê tông; có thể bằng chổi sát, cọ hay máy thổi, hút bụi công nghiệp.
Bước 2: Xử lý mái bê tông bị nứt bằng cách gia cố chống thấm các lỗ rỗng của gạch;, đường nứt, các hốc râu thép… trên trần sân thượng. Sử dụng cách chống thấm mái trần bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH + xi măng cát vàng. Để có thể vá các lỗ thủng, khe nứt mái trần bê tông.
Bước 3: Khi lớp vá vết nứt trần bê tông khô; thì tiếp tục thi công cách chống thấm trần nhà bị nứt bằng cách sử dụng phun; quét sơn chống thấm sàn mái bê tông (chất chống thấm).
Lưu ý: Trường hợp các vết nứt rộng nên đục lại vị trí nứt. Dùng hồ dầu xi măng, cát có pha chất chống thấm để đắp khe hở nứt. Nếu như khó xử lý, có thể sử dụng miếng dán sika chống thấm bằng nhiệt để lấp trán nứt hiệu quả nhất. Nhưng lưu ý chi phí cao và thi công khí.
Cách chống thấm mái trần nhà không bị nứt
Quy trình thực hiện
Với trường hợp gia cố chống thấm trần nhà cũ hoặc có thể phòng ngừa ngay từ khi thi công trần nhà xây mới; cũng có thể áp dụng biện pháp xử lý chống thấm bằng vật liệu hóa chất chống thấm như sơn hồ dầu các loại.Cách xử lý chống thấm sàn mái trần nhà này đơn giản hơn so với xử lý trần nhà bê tông bị nứt. Và có thể thực hiện theo quy trình sau:
- Thứ nhất, bão hòa nước để tránh bề mặt trường háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sâu để tạo liên kết.
- Thứ hai, thi công sơn chống thấm vết nứt mái. Tùy theo loại chất chống thấm để quét 2 – 3 lớp với đồ dày trung bình 1mm. Cần đảm bảo phủ kín bề mặt trần nhà cần chống thấm. Đặc biệt khi quét các lớp chống thấm trần cần làm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới và chỉ quét lớp tiếp theo khi lớp trước đã khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ và loại sản phẩm).
Lưu ý
- Nên chia vật liệu chống thấm thành nhiều thùng và dùng nhiều nhân công thi công chống thấm. Để kết dính đồng đều, chờ đợi thời gian khô nhanh.
- Bảo dưỡng theo yêu cầu vật liệu chống thấm đối với các sản phẩm gốc xi măng nhanh chóng ninh kết hết. Để có được khả năng kết dính chống thấm tốt nhất.
- Tránh trộn quá nhiều vật liệu chống thấm một lúc. Tránh thi công không kịp ảnh hưởng tới chất lượng hồ dầu sơn chống thấm.
- Với chống thấm mái trần bằng bê tông nên lưu ý phù thêm lên bề mặt lớp vữa xi măng + cát + Sika Latex/ Sika Latex TH) lên bề mặt lớp chống thấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trả lời